5 bước để theo dõi hiệu quả chiến dịch Marketing của bạn một cách hiệu quả

Jump to..

Là 1 marketer, khi bắt đầu lên kế hoạch cho 1 chiến dịch truyền thông, việc đầu tiên cũng như quan trọng nhất, đó là nghĩ về việc muốn đạt được mục tiêu gì từ chiến dịch, và để có thể đánh giá được liệu các hoạt động mà mình đã làm có hiệu quả hay không, chúng ta cần Tracking.

Dưới đây là 5 bước mình áp dụng khi làm việc.

Step 1: Cân nhắc cần tracking những gì

Tùy mục đích của chiến dịch truyền thông mà bạn chọn ra KPI phù hợp:

  • Engagement (tạo traffic) hay Conversion (chuyển đổi user xem hoặc sử dụng dịch vụ/ sản phẩm)? Mỗi mục đích sẽ có những metric khác nhau.
  • Sử dụng cho kênh nào, vd: email, cpc (nếu là banner trả tiền dịch vụ), display (nếu là dạng đặt banner ở các page vệ tinh), affiliate, KOL,…

Step 2: Chọn UTM parameter

Các bạn có thể để ý thấy những URL rất chi là dài trong đường dẫn mà các bạn click vào, và phần sau dấu “?” chính là UTM Parameter, mỗi parameter sẽ mô tả những thứ khác nhau về đường link mà bạn click vào, và các parameter này được ngăn cách bằng 1 dấu &. Khi ai đó click vào đường link này, Google Analytics có thể đọc & ghi nhận kết quả.

Các parameter này gồm 2 phần: bắt buộc (required) và tùy chọn (optional)

Required parameters

  • Campaign source (utm_source): thường để mô tả website hoặc nguồn mà bạn đặt link, thường là tên website hiển thị bài viết hoặc ads của bạn
    • utm_source=facebook
    • utm_source=twitter
    • utm_source=jennie+blackpink
  • Campaign medium (utm_medium): medium là thuật ngữ để mô tả hoạt động marketing, bạn có thể sử dụng ppc (pay per click), email, display, kol,..
  • Campaign name (utm_campaign): tên chiến dịch của bạn đang chạy, ví dụ: utm_campaign=black+friday+sale

Optional parameters

  • Campaign term (utm_term): sử dụng nếu bạn đang chạy Google Ads
  • Campaign content (utm_content): sử dụng nếu bạn có nhiều biến thể của content & muốn làm A/B testing để xem cái nào mang lại traffic nhiều hơn; vd trong cùng 1 email bạn có 2 link dẫn về website, thì parameter này sẽ giúp phân biệt 2 link này
    • utm_content=first+cta+button → gắn cho link đầu
    • utm_content=second+cta+button → gắn cho link sau

Step 3: Tạo Trackable URLs

Đây là trang sẽ giúp bạn tạo Tracking URL,
nhớ bookmark lại nhé: https://ga-dev-tools.google/ga4/campaign-url-builder/

Cùng thử 1 ví dụ ha:

www.yoursite.com/?utm_source=kol_name&utm_medium=influencer&utm_campaign=kol_spring_promo

  • utm_source=kol_name: thay “kol_name” thành 1 tên thật nào đó, vd: jennie, việc này giúp chúng ta biết được ai là người tạo ra traffic.
  • utm_medium=influencer: cho biết kênh này là kênh influencer
  • utm_campaign=kol_spring_promo: thay “kol_spring_promo” bằng tên chiến dịch của bạn, có thể là product launch, hoặc monthly promo campaign.

Khi đó chúng ta có 1 URL như này: www.nhatnguyends.com/utm_source=jennie&utm_medium=influencer&utm_capaign=summer_promo; nếu công ty của mình book Jennie làm KOL đi, thì sẽ gửi đường link này trong content brief để Jennie cho vào bài viết, khi đó những ai biết tới chiến dịch thông qua đường link của Jennie thì sẽ được đo đạc lại hết.

Tới đây là bạn đã hoàn thành được những bước cần thiết để theo dõi hiệu quả của chiến dịch rồi, giờ chỉ cần lên 1 danh sách các URL cần tracking & gửi tới những kênh phân phối nội dung thôi.

Tuy nhiên, nếu bạn là 1 người kỹ tính & ko muốn sử dụng các đường link nhìn rất chi là công nghiệp như vậy, bạn muốn 1 đường link gọn gàng đẹp đã mà vẫn muốn track được, thì đọc tiếp bước 4.

Step 4: Làm URL trở nên tự nhiên hơn

Mình có 1 ví dụ mẫu: https://ashguard.xyz/k10

Thử click vào đường link này, và xem thử URL trên trình duyệt của bạn là gì nhé.

Đây là 1 đường link mình tạo ra để gửi cho KOL nhằm đợt launch sản phẩm NFT của công ty mình, nó rất ngắn gọn, mang domain chính chủ & thuận tiện cho KOL có thể gắn link CTA mà không làm phản cảm.

Để làm được điều đó, thì bạn sẽ cần setup Redirect Link để tạo Custom URL, bước này bắt đầu liên quan tới kỹ thuật & cần có quyền truy cập hosting của website, nên bạn có thể đơn giản là làm 1 sheet gồm link gốc & link muốn rút gọn & nhờ bên dev hỗ trợ.

1 cách phổ biến là sử dụng các trang rút gọn link như bitly, các bạn cũng có thể sử dụng phương án này nếu không có website riêng, tuy nhiên cách này sẽ không mang lại độ chuyên nghiệp cần có, phụ thuộc nhiều vào tốc độ server của các bên thứ 3 (như bitly thường xuyên gặp hiện tượng chờ rất lâu mới vào), và không mang lại sự uy tín (vì có thể các đường link bitly này dẫn về các trang web lừa đảo, hoặc virus,… những user cẩn trọng sẽ không muốn click vào)

Trong trường hợp bạn muốn tự làm, thì hình dưới là hướng dẫn cho bạn, được tài trợ bởi ChatGPT, các bạn sẽ cần có quyền truy cập vào hosting của webste.

Step 5: Triển khai và theo dõi kết quả trên Google Analytics

Khi đã bắt đầu chạy chiến dịch & data được đổ về Google Analytics, bạn có thể vào GA và chọn phần Report → Acquisition, chọn view là source/medium.

Tới đây thì sẽ cần kỹ năng đọc hiểu data & hiểu biết về sử dụng GA của bạn.

Lời Kết

Cảm ơn đã dành thời gian đọc hết bài viết của mình, mong chia sẻ của mình có thể giúp ích được cho bạn. Nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ với mình qua email nhatnguyen.work@gmail.com nhé, mình sẽ hỗ trợ hết mình.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts

error: Content is protected !!