Trong thời điểm giãn cách xã hội như hiện tại, thì viết blog hoặc tạo website cá nhân là một sự lựa chọn không tồi. Tuy nhiên, câu hỏi là: Làm website như thế nào?
Bài viết này mình sẽ giới thiệu những cách để tạo website/ blog phổ biến nhất, cùng với phân tích những ưu, nhược điểm của từng phương pháp để bạn có thể chọn lựa phương án phù hợp nhất cho bản thân.
Cách bước để tạo 1 trang web hoàn chỉnh
Đầu tiên, chúng ta cần nắm được các bước để tạo 1 trang web trước đã, sau đó mới đến phần chọn phương tiện để triển khai; những bước đó bao gồm:
- Bước 1: Lên ý tưởng cho website
- Bước 2: Đăng ký tên miền
- Bước 3: Mua Web Hosting
- Bước 4: Chọn một nền tảng và tiến hành tạo trang web
- Bước 5: Lên kế hoạch phát triển trang web
Bước 1: Lên ý tưởng cho website
Hiểu đơn giản là bạn sẽ cần xác định là website của mình sẽ thuộc kiểu nào, từ đó sẽ xác định phương hướng để build website của mình, gồm có:
- Blogs: phổ biến nhất, website là nơi để bạn viết bài và chia sẻ cho người khác, mang nhiều chất cá nhân nhất.
- Bán hàng online: bạn có sẵn 1 danh mục sản phẩm rồi, giờ muốn tạo 1 website để tiện cho việc bán hàng chẳng hạn
- Website giáo dục: sau 1 thời gian học tập, thì giờ bạn đã cứng tay rồi, giờ bạn muốn tạo 1 website để chia sẻ kiến thức, ngoài ra là bán các khóa học có phí, okay được luôn.
- Website tin tức: bạn muốn là người đưa tin, cập nhật các kiến thức về 1 chủ đề nào đó bạn thích, bạn quan tâm, hoặc đơn giản là bạn muốn tạo website tin tức để chạy ads.
- Porfolio: nếu bạn là 1 designer, thì việc tạo website cá nhân để trưng bày project của mình là 1 điều nên làm, vì bạn có thể tạo ra chất riêng của mình mà không phụ thuộc nhiều vào nền tảng có sẵn như Dribbble, Behance; hoặc đơn giản hơn là bạn muốn có 1 website riêng để show off cá tính của bản thân cho nhà tuyển dụng ấn tượng,..
Bước 2: Đăng ký tên miền
Tên miền hiểu đơn giản là địa chỉ nhà của website, bạn lựa chọn tên miền mà mình muốn, trả tiền, và địa chỉ nhà là của bạn (ví dụ như tên mình của mình là nhatnguyends.com)
Còn việc đăng ký tên mình như thế nào, và có những loại tên miền nào, mình sẽ viết riêng 1 bài để bạn có thể xem thêm nếu cần.
Mình đã viết chi tiết hướng dẫn đăng ký tên miền và Hosting ở đây, bạn có thể xem qua.
Bước 3: Mua Web Hosting
Hosting là nơi bạn sẽ lưu trữ các hình ảnh, nội dung mà bạn sẽ tạo, nên việc này khá là quan trọng; bạn có thể xem qua infographic về Web Hosting của bạn Nam bên Tinh Tế để hiểu qua nhé.
Bước 4: Chọn nền tảng và tiến hành tạo trang web
Thường đây là phần rối rắm và quan trọng nhất khi nghĩ về việc tạo website, nhưng giờ thì đã có rất nhiều phương án cho bạn lựa chọn rồi; mình sẽ nói chi tiết về những cách tạo website ở dưới.
Bước 5: Lên kế hoạch phát triển
Sau khi tạo website, thì bạn cũng cần có 1 kế hoạch để phát triển nó như thế nào, làm thế nào để nó được nhiều người biết hơn, nên giới thiệu ở kênh nào,… Điều này sẽ yêu cầu 1 số kiến thức về SEO, Marketing, nên sẽ là 1 cơ hội để bạn có thể học thêm những thứ mới, hoặc là cơ hội để bạn thực tập nếu bạn đã biết những kiến thức này từ trước.
Okay, sau khi đã đi hết phần cơ bản; thì tiếp theo mình sẽ đi chi tiết về các nền tảng để triển khai làm web cho các bạn nhé.
Cách 1: Sử dụng dịch vụ tạo website từ A-Z
Hiện tại đã có nhiều nhà cung cấp nền tảng hỗ trợ bạn tạo website chỉ bằng cách click and point, những cái tên nổi tiếng nhất là Wix, Wordpres.com, Squarespace, Workflow… với các ưu nhược điểm sau:
- Không cần biết về code, chỉ cần kéo thả nội dung, đơn giản dễ sử dụng
- Có các gói free không trả phí
- Được cập nhật thường xuyên
- Có nhiều template sẵn
- Đường dẫn không cá nhân hóa được (với gói freê)
- Khó SEO
- Các tính năng bị giới hạn nhiều với gói Free
- Chỉ sử dụng các plugin có sẵn của web, hơi bất tiện nếu không có plugin phù hợp với nhu cầu
Cách này sẽ phù hợp với những bạn không yêu cầu nhiều về giao diện, hoặc giai đoạn đầu mới làm quen, budget không nhiều và không muốn đầu tư nhiều. Còn nếu bạn muốn đầu tư 1 chút cho tươm tất và khám phá nhiều kiến thức mới mẻ, thì mình nghĩ cách tiếp theo sẽ phù hợp với bạn.
Cách 2: Tạo website với WordPress
Đây là cách phổ biến nhứt hiện tại, cũng là cách mà mình đang sử dụng để viết bài viết này: sử dụng WordPress làm CMS (Central Management System), và dùng plugin Elementor để tạo giao diện; hiểu đơn giản là WordPress để sắp xếp nội thất, Elementor để sơn sửa ngoại thất.
- Đơn giản dễ sử dụng, hầu như chỉ cần kéo thả
- Chỉ tốn chi phí mua domain, hosting
- Thoải mái cập nhật giao diện, nội dung website theo ý muốn
- Có nhiều template sẵn xịn xò
- Khả năng customize giao diện rất ok, có thể tạo animation rất xịn xò
- SEO thuận tiện
- Có thể cài đặt nhiều plugin để hỗ trợ cho việc sử dụng website
- Cần có thời gian để làm quen với WordPress và Elementor
- Khó sử dụng hơn Cách 1
- Không free, bạn sẽ cần trả chi phí để mua hosting, domain, và có thể là bản Pro Elementor
- Cần hiểu biết thêm kiến thức về Marketing để có thể tối ưu hóa website
Mình cũng mới học sử dụng WordPress + Elementor trong khoảng tháng trước, theo đánh giá của mình là rất dễ học, vì hiện mình đã quen được cách sử dụng 2 bạn này để làm website, và có nhiều nguồn để học nên tiện cực.
Mình đã viết 1 số bài viết hướng dẫn sử dụng WordPress, Elementor nếu bạn cảm thấy nó phù hợp, bạn có thể đọc qua:
- Các bước để tạo website bằng WordPress và Elementor: Click here
- Hướng dẫn sử dụng WordPress toàn tập: Click here
- Hướng dẫn sử dụng Elementor tạo website: Click here
Cách 3: Tự code website
Nếu bạn biết về code HTML/CSS hoặc biết thiết kế web, thì bạn có thể tự tạo website theo ý muốn của mình nếu đã có domain và hosting; tuy nhiên cách này sẽ không phù hợp với phần lớn người dùng, cũng như những người không rõ về coding.
Coding là 1 kỹ năng theo mình đánh giá là rất quan trọng, vì nếu biết về code bạn sẽ có thể ứng dụng được vào rất nhiều công việc chứ không chỉ là lập trình web, một trong những ứng dụng mà mình biết được là tạo Newsletter bằng HTML (ứng dụng trong Marketing), phân lập và tạo các mẫu Data Model bằng Python (ứng dụng trong Business, Marketing, Data Analysis,…).
Mặc dù bản thân mình là 1 người thiên về hình ảnh, không khoái ngồi gõ code, nhưng cũng đã dành thời gian ra để nghiên cứu coding sau khi thấy được những ứng dụng cực kì quan trọng của coding.
Hiện mình đang học HTML và CSS ở W3schools; và trong thời gian tới sẽ nghiên cứu Python nữa.
Bạn cũng có thể học trên này nhé, mình thấy setup bài học rất thú vị; không đưa bạn chìm vào giấc ngủ đâu.
Lời kết
Tới đây thì bạn cũng đã có 1 cái nhìn khái quát về việc tạo website rồi.
Nếu có thắc mắc gì bạn có thể comment bên dưới hoặc liên hệ với mình qua facebook nhé.
Chúc bạn sớm tạo được website cho riêng mình.
Nhật Nguyên.