Phân biệt ảnh vector và raster/bitmap
Đầu tiên chúng ta cần phân biệt được 2 loại ảnh Vector và Raster khác nhau như thế nào, trước khi đi sâu và các định dạng cụ thể nhé.
Raster Image/ Bitmap Image
Những ảnh raster được tạo từ tập hợp 1 lưới các chấm gọi là pixel, mỗi pixel là 1 màu. Khi phóng đại các hình raster lên bạn sẽ thấy rất nhiều hình vuông nhỏ nhỏ xếp với nhau
Đa số những hình mà chúng ta thấy trên internet hiện nay là hình Raster, và hình Raster thì phụ thuộc vào độ phân giải; độ phân giải càng cao → càng nhiều pixel → ảnh càng nét.
Những ảnh Raster hay gặp có thể kể tới như:
- Các thể loại banner: social banner, web banner
- Các thiết kế social media (facebook, insta,…)
- Banner quảng cáo
- Ảnh chụp
- Ảnh minh họa
- JPG
- PNG
- GIF
- TIFF
- RAW
- PSD
Vector Image
So với ảnh Raster, thì ảnh vector mọi người sẽ ít gặp hơn, nhưng nếu bạn có làm các công việc liên quan tới ảnh, design,… thì thường bạn sẽ ưng ảnh vector hơn, bởi vì ảnh vector không bị vỡ nếu thay đổi kích thước; nghĩa là nếu bạn muốn in 1 tấm ảnh vector size 10m x 10m thì bạn chỉ cần 1 file vector theo đúng tỉ lệ là đủ, ví dụ 1m x 1m. Lí do là vì ảnh vector được tạo nên từ các công thức toán học, nên việc scale ảnh sẽ được máy tính tính toán để tạo ra output.
Vector image mà chúng ta hay gặp thường là:
- Logo, thương hiệu
- File in ấn: backdrop, standee, file in áo thun,…
Các định dạng vector phổ biến:
- AI
- EPS
Các định dạng ảnh phổ biến mà bạn thường gặp
JPEG / JPG
Là định dạng quốc dân phổ biến nhất hiện tại, ưu điểm là dung lượng nhỏ, dễ lưu trữ; tuy nhiên đi kèm với đó là chất lượng ảnh cũng sẽ chỉ ở mức vừa chứ không cao, nên sẽ không phù hợp khi dùng để in ấn cần chất lượng cao. Ngoài ra hình jpg không có nền trong suốt nhé.
PNG
Viết tắt của Portable Network Graphics, ảnh PNG có thể có nền trong suốt, hiển thị được nhiều chi tiết màu hơn. Định dạng này rất được ưa chuộng vì những ưu điểm của nó.
Đặc điểm đặc trưng nhất mà bạn sẽ nhận ra ngay là các ảnh png thường có nền là các đốm trắng xám đặc trưng. Ngoài ra, bạn sẽ thường xuyên tìm thấy các ảnh có nền “giống png” nhưng hóa ra lại là ảnh jpeg khi tìm với google.
Bạn nên dùng ảnh PNG khi:
- muốn dùng ảnh có nền trong suốt
- lưu ảnh chất lượng cao
GIF
Mọi người sẽ quen với định dạng GIF vì đây là định dạng ảnh động, dung lượng thấp tiện lưu trữ, và có hỗ trợ nền trong suốt. GIF không phù hợp cho các ảnh chất lượng cao hay in ấn.
Ứng dụng chính của ảnh GIF:
- Web Animation
- Emoji động
- Meme
- Trích đoạn film
TIFF/ TIF
Đây là định dạng ít phổ biến hơn mấy bạn ở tển, tuy nhiên bạn cũng nên làm quen với nó, vì đây là định dạng thường dùng nhất khi in ấn.
TIFF là viết tắt của Tagged Image File Format, định dạng này có chất lượng cực kì cao, và có thể chứa các layer (nếu tạo bằng Photoshop), vì vậy rất tiện lợi nếu muốn đóng gói file đi in mà có nhu cầu chỉnh sửa.
PSD
Là định dạng layer độc quyền của phần mềm Adobe Photoshop, PSD chủ yếu được sử dụng để chỉnh sửa các ảnh Raster, và nó cũng có thể chứa các ảnh vector được liên kết bên trong, vì vậy nó cực linh hoạt trong các dự án cần sử dụng nhiều định dạng ảnh.
File PSD có thể export ra gần như mọi định dạng ảnh mà bạn muốn.
Viết tắt của Portable Document Format, là định dạng gần như phổ biến nhất hiện tại, có thể view trên bất kì thiết bị, ứng dụng, hệ điều hành hay web browser nào.
Các file PDF dựa trên nền tảng vector, hoặc có thể là raster,… Vì tính phổ biến của nó nên file PDF có thể sử dụng làm file in ấn và cả file preview. Nói chung, định dạng này rất là đa zi năng, bạn nên học cách sử dụng định dạng này thật chắc.
AI
Là định dạng vector độc quyền của phần mềm Adobe Illustrator, hiểu đơn giản nó giống file PSD nhưng ở dạng vector, có thể export ra hầu như tất cả định dạng.
Định dạng này thường sẽ quen thuộc với các designer, còn nếu bạn là 1 người dùng phổ thông, có thể bỏ qua vì bạn sẽ cần biết sử dụng Illustrator để tinh chỉnh các file AI.
Lời kết
Bên trên là các định dạng mà bạn nên biết mặt; bạn nghĩ là định dạng nào sẽ được ứng dụng nhiều? Hãy comment bên dưới cho mình biết nhé.