Website là gì? Tại sao ta cần làm website?

Jump to..

Website là gì?

Về mặt ngữ nghĩa:
Web = mạng lưới, Site = khu vực, trang; Website = mạng lưới các khu vực.

Về mặt tác dụng, ta thường dùng website để giới thiệu về công ty, dịch vụ, hay chính bản thân, làm portfolio, làm trang bán hàng, hoặc chỉ đơn giản là để viết nhật kí, blog,…

Tạo sao ta cần làm webste?

  • Hiện tại thì ta có rất nhiều kênh truyền thông có sẵn và miễn phí như Facebook, Instagram, và hiện tại kênh đang rất phổ biến là Tiktok. Vậy thì ta có nên làm website không?

Câu trả lời là , và sau đây là 1 số lí do mình có thể nghĩ tới:

  • Tăng sự chuyên nghiệp: bạn có thể coi website là bộ mặt thứ 2 của doanh nghiệp hay cá nhân, khi giới thiệu cho khách hàng, nếu chúng ta có 1 website riêng và thiết kế chỉnh chu sẽ tạo được ấn tượng rất tốt.
  • Tạo sự đặc biệt: với các trang social media, chúng ta sẽ có 1 format chung như nhau, ta vẫn có thể tùy biến được bằng cách thay đổi avatar, cover banner,.. tuy nhiên với website chúng ta có thể tạo mọi thứ tùy theo sở thích và mong muốn của mình.
  • Có thể dùng để có tạo thêm thu nhập: điều này không lạ lẫm gì ở thời điểm hiện tại nữa, dùng website để làm branding cho bản thân, doanh nghiệp có thể kiếm thêm được hợp đồng mới; quảng cáo cho 1 sản phẩm dịch vụ nào đó, tự bán sản phẩm của mình, bán khóa học, đặt banner quảng cáo, ..
  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng
  • Tăng điểm chạm với target audience
  • Giúp xây dựng thương hiệu
  • Đặc biệt, nếu bạn có hiểu biết về marketing, thì website là 1 kênh thông tin tuyệt vời để khai thác

Chà lợi ích nhiều quá, vậy có mặt không lợi của website (so với mặt bàng chung) không? Tất nhiên là có , 1 số điều bạn sẽ phải cân nhắc là:

  • Tốn thời gian làm quen, hiểu cách vận hành, setup hệ thống (với các trang social media họ đã setup sẵn hết cho bạn, đó là lí do vì sao social media được ưa chuộng hơn với người dùng thông thường)
  • Mất thời gian để chạy thử và test độ ổn định, làm SEO, vân vân mà mây mây

Cái gì cũng có 2 mặt, nên nếu những lợi ích ở trên phù hợp với mục tiêu của bạn, thì mình triển thôi.

Các thành phần của 1 website

Chúng ta có thể hình dung 1 website như 1 ngôi nhà, trong đó:

  • Domain: địa chỉ nhà, ví dụ như domain của mình là nhatnguyen.com
  • Hosting: đất chúng ta sở hữu, là nơi chứa tài sản của chúng ta.
  • Website: là ngồi nhà mà ta và người khác nhìn thấy.
  • Content: là tài sản trong nhà.
  • CMS (Content Management System): người quản lí tài sản trong nhà cho bạn
  • Page Builder: người giúp bạn xây dựng nên căn nhà (webste)

Ở đây chúng ta sẽ bắt đầu thấy những khái niệm lạ hoắc, nhưng đừng lo, mình sẽ giải thích chi tiết cho bạn biết tất cả những thứ này. Ở bài viết này bạn chỉ cần biết tên và vai trò của những thứ này là được.

Cấu trúc website theo dạng sơ đồ

Tiếp đến, ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc của 1 website. Hình minh họa ở trên cho bạn biết là 1 website kết nối với nhau như thế nào, nhìn vào sơ đồ bạn có thể hiểu tại sao ở trên mình nói Website = mạng lưới các khu vực

Bạn có thể thấy 2 hình minh họa ở trên, hình bên trái là giao diện của 1 website bạn thường thấy, và bên phải là 1 hình phân tích các thành phần của giao diện cơ bản, bạn cần nắm 1 số khái niệm như:

  • Header: là phần trên cùng của website, thường sẽ chứa logo, menu
  • Footer: phần dưới cùng của trang web
  • Article: là nội dung chính của trang web
  • Section: bạn có thể hình dung 1 section là 1 khối (block), và trong đó bạn có thể tùy biến bất cứ nội dung gì bạn muốn. Website chính là 1 section siêu to khổng lồ, và header, footer, article đều là 1 section.

Lời kết

Qua bài viết này, bạn cũng đã hình dung được hòm hòm cách vận hành của 1 website rồi đúng không.

Tiếp theo, ta sẽ tới bài viết Các bước để tạo 1 website với WordPress nhé!

3 thoughts on “Website là gì? Tại sao ta cần làm website?”

  1. Pingback: WordPress là gì? Cách cài đặt WordPress đầy đủ từ A đến Z -

  2. Pingback: Hướng dẫn tự làm website từ A-Z trong 5 buổi không cần code -

  3. Pingback: Các bước để tạo 1 website với Wordpress và Elementor -

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts

error: Content is protected !!