Search
Close this search box.

Những ứng dụng take note phổ biến và cách tìm ra chúng

Jump to..

Trước mình hay dùng Notion để take note, lưu trữ kiến thức, viết daily log, nói chung là định cư trên Notion. Tuy nhiên, gần đây mình phát hiện ra có nhiều phương pháp take note khác hay ho hơn, và nó hợp với mình hơn, từ đấy mình tìm hiểu thêm & phát hiện ra có nhiều kiểu take note khác nhau, và nó lại phù thuộc vào phong cách của từng người. Cùng xem qua nhé:

Các style take note & các app tương ứng

Có (chủ yếu) 3 kiểu take note mà bạn sẽ thường gặp:

1. Architect: Quy hoạch trước, nội thất cho vào sau
Đây là những người thích lên kế hoạch, xây dựng hệ thống; thường các bạn kiểu này thích những công cụ có thể tùy biến đa dạng để xây database riêng cho bản thân, khi cần tìm 1 thông tin gì đấy thì họ đã biết sẵn nó đang nằm đâu, cạnh đứa nào rồi.

2. Gardener: Trồng tới đâu, xới tới đó
Những bạn kiểu này không quá quan trọng việc setup vị trí trước, cứ làm tới đâu tạo tới đó, tạo liên kết các note với nhau, khi nào cần tìm gì thì từ keyword này liên kết tới keyword kia và cuối cùng là tìm được note mình cần tìm. Hiểu đơn giản là bạn biết bạn sẽ note gì, nhưng không biết được cái note đó sẽ có liên kết như thế nào với các note khác, sau này có cái gì mới không, cứ note tới đâu xới tới đó, từ từ nó phát triển lên.

3. Librarian: Vừa tạo note vừa xếp vị trí
Thường các bạn kiểu này thích thu thập thông tin, sau đó sắp xếp mọi thứ gọn gàng, các note được cất theo từng folder nhỏ, nằm trong folder to, nằm trong folder to to; khi cần tìm note thì họ chỉ việc theo các folder đã phân chia mà tìm tới note mình cần.

Architect - Notion

https://www.notioneverything.com/templates/iorganize-notion-template

Ứng dụng nổi tiếng & phổ biến (chắc là nhất) ở thời điểm hiện tại. Sử dụng các “block” để làm cốt lõi.

  • Điểm mạnh:
    • Việc kết hợp sử dụng các bảng Database + Customized View bằng Property + Filter + Sort tạo nên sự linh hoạt cho từng nhu cầu cụ thể của từng người.
    • Các database có thể link với nhau, từ đó có thể triển khai thêm nhiều cách để phát triển database.
    • Cloud stored, không tốn dung lượng máy, đồng bộ các thiết bị gần như lập tức.
    • Gần như free, các gói trả phí chỉ cần khi bạn làm team hay cần những feature cao cấp.
    • Thuận tiện cho việc sharing.
    • Cộng đồng cực kì đông đảo & nhiệt tình.
    • Có rất nhiều video chia sẻ cách sử dụng, nhiều template free được share & dễ dàng duplicate về xài.
    • Có thể scale up cho team dùng thoải mái, dễ làm quen.
    • Nó cứ có cảm giác không thoải mái thế nào (mình).
  • Điểm chưa mạnh: 
    • Cần được setup sẵn để dùng, để tạo 1 system ưng ý khá tốn thời gian & công sức, tay ngang xài setup sẵn dễ bị lạc trôi.
    • Vì là cloud-stored nên khi data nhiều lên thì load khá lâu, thi thoảng treo.
    • Database càng phình ra thì quản lí càng khó, cái nhớ cái không nếu ko setup bài bản.
    • Giữa đường build mà muốn sửa cái gì đấy, thì thôi xỉu up xỉu down vì chỉnh sửa quy hoạch bao cực.

Về cơ bản thì Notion vẫn đang là top of mind của mình, dùng rất ngon mà không sợ đắt. Các bạn có thể đọc bài viết trước về Notion của mình ở đây.

Các app tương tự (mình chưa test, list ra cho mọi người tham khảo): Coda, Craft.

Tuy nhiên là gần đây mình đã phát hiện ra chân ái cuộc đời, vì mình thấy mình giống Gardener hơn, nên là cùng tới kiểu take note tiếp theo nào.

Gardener - Obsidian

Source: https://www.keepproductive.com/blog/obsidian-beginners-guide

Đây là ứng dụng mình tìm được gần đây, và mình kiểu như phát hiện ra chân trời mới ấy, xài tiện cực (mình phát hiện ra mình giống kiểu Gardener hơn); hiện tại thì mình đang chuyển dần dần sang bên app này.

Obsidian về bản chất là 1 text editor cho phép bạn ghi chú dưới dạng Markdown; sử dụng chính là phương pháp take note Zekkelkasten, điểm xịn xò là bạn có thể kết nối ghi chú cực lẹ & mở cũng cực tiện.
Ví dụ như bạn đang ở note A, đang type type note note, cái cần liên kết với note B (có thể đã tạo hoặc chưa tạo); bạn link phát tới note B trong 5s, sau đó click vào là sẽ mở được note B. Khi ở note B thì mình sẽ biết được là nó có liên kết với note nào (ở đây là note A), và có thể click mở A ngay lập tức.

Ngoài ra nó có 1 cái graph view sẽ hiển thị 1 cái nhìn tổng thể cho bạn biết các note của bạn đang link như nào; hệt như 1 cái second brain ấy.

Như hình bạn có thể thấy mình đang mở 3 tab, bên trái là note mình đang ghi lại nội dung cuốn This is Marketing của Seth Godin mà mình đang đọc, bên phải là note Marketing tổng của mình, ở dưới là mind map nội dung (được tạo tự động – khá hay ho); kiểu giờ mình có thể link được các suy nghĩ của mình với nhau 1 cách rất thuận tiện & việc nghĩ ra 1 idea gì mới cũng dễ chứ ko sợ bị lạc trôi như hồi dùng Notion.

Tóm tắt:

  • Điểm Mạnh:
    • liên kết các note thuận tiện & trực quan.
    • có nhiều plugin từ community xịn xò để bạn có thể khám phá mỗi ngày – cái này hay ho hơn Notion.
    • hệt như 1 second brain của bạn, các kiến thức được liên kết với nhau (và bạn có thể cảm nhận được nó).
    • Data lưu local, mức độ cá nhân hóa cao.
  • Điểm chưa Mạnh:
    • cách sử dụng còn hơi khó khăn với người dùng phổ thông (vì hơi techical quá)
    • template khó xài, không phải duplicate & dùng như bên Notion mà hầu như là bạn sẽ cần customize lại.
    • nếu bạn không phải kiểu người Gardener thì sẽ không dùng được luôn (không như Notion, evernote kiểu nào cũng note được.
    • vì lưu local nên việc sharing không thuận tiện, không thích hợp dùng làm team lắm.

Bonus view của day 1 và day 11 khi mình bắt đầu test thử Obsidian.

Librarian - Evernote, OneNote

source: evernote

2 phần mềm này thì chắc là đã cực kì phổ biến với mọi người rồi, bạn muốn note gì, phần mềm cho bạn note cái đấy: text, sound, image, files,….

Các phần mềm này phát triển rất mạnh hệ thống tags, và search; dựa trên tag, ngày tháng tạo, ngày cập nhật hoặc kiểu dữ liệu bạn có thể tìm note rất lẹ.

Thường các bạn dạng này sẽ quản lí note theo kiểu folder cấp bậc, thích hợp với những bạn có tính ngăn nắp & hệ thống.

Điểm mạnh của các phần mềm loại này là dễ dùng và phổ biến, điểm chưa mạnh thì là việc liên kết các note không mạnh, vẫn được, nhưng hơi rườm rà. Và thường là người take note kiểu Librarian mới hợp, chứ kiểu như mình 1 thời gian là cái kho note như cái bãi chiến trường không muốn động vào rồi.

Lời cuối

Chúng ta đã đi qua các loại take note & các phần mềm hỗ trợ cơ bản qua bài chia sẻ này của mình, mỗi người sẽ có 1 kiểu take note phù hợp cho riêng mình, vì vậy với mình công cụ nào cũng có thể dùng được cho bạn, cho mình, miễn là nó giúp chúng ta tạo ra giá trị. Đừng ngại thử nghiệm & học hỏi nhé.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài.

Cheer.

4 thoughts on “Những ứng dụng take note phổ biến và cách tìm ra chúng”

  1. Pingback: Những ứng dụng nên có trong máy của bạn (mà mình đã test thử) -

  2. Pingback: Tạo Second Brain với Obsidian.md -

  3. Pingback: Tạo Second Brain với Obsidian.md - NhatNguyenDS

  4. Pingback: Xây dựng Second Brain của bạn với Notion - NateCue NhatNguyenDS

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts

error: Content is protected !!